Khai giảng khóa đào tạo “Quản lý tinh gọn LEAN”

   Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, rút ngắn chu trình sản xuất, loại bỏ lãng phí trong sản xuất, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tạo thêm giá trị cho khách hàng được triển khai trong phương pháp “Quản lý tinh gọn LEAN”

Khai giảng khóa đào tạo "Quản lý tinh gọn LEAN"

   Sáng ngày 07/9, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng phối hợp cùng Chi nhánh Viện năng suất Việt Nam tại TP. HCM đã giảng khóa đào tạo “Quản lý tinh gọn LEAN” cho hơn 40 học viên là cán bộ quản lý, công nhân viên các nhà máy chế biến, phòng ban nghiệp vụ công ty; ông Nguyễn Thành Được – Phó tổng giám đốc công ty, Thạc sĩ QTKD Nguyễn Thị Vân – Giám đốc Chi nhánh Viện năng suất Việt Nam tại TP. HCM.

Khai giảng khóa đào tạo "Quản lý tinh gọn LEAN"

   Nội dung khóa đào tạo xoay quanh các vấn đề là làm cách nào để ta nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị cho khách hàng nhưng lại làm tăng chi phí trong chuỗi các hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của một tổ chức. Là phương pháp cải tiến có hệ thống, liên tục và tập trung vào việc tạo thêm giá trị cho khách hàng cùng lúc với việc loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất/cung cấp dịch vụ của một tổ chức, từ đó giúp cắt giảm chi phí, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/cung cấp dịch vụ, đồng thời tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt các yêu cầu không ngừng biến động và ngày càng khắt khe của khách hàng. Qua đó, đưa ra những giải pháp tốt hơn để hạn chế việc gây ra các lãng phí như sản xuất quá mức cần thiết hoặc sản xuất sớm hơn khi cần thiết, mà một hệ quả tất yếu sẽ là sự lãng phí do tồn kho quá mức cần thiết, cùng với việc gia tăng các lãng phí khác trong nhóm 7 lãng phí thường gặp như: chờ đợi; vận chuyển/di chuyển không cần thiết; thao tác thừa; gia công thừa; khuyết tật/sai lỗi của sản phẩm, dịch vụ.

Khai giảng khóa đào tạo "Quản lý tinh gọn LEAN"
Việc áp dụng phương pháp này sẽ giúp cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhờ giảm thiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó có cả việc tăng năng suất lao động/hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua giảm chờ đợi (giữa người với người; giữa người và máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc/vận hành. Mỗi nhân viên/công nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sẽ có nhận thức, tư duy rõ ràng về khái niệm giá trị và các hoạt động gia tăng giá trị cho khách hàng trong công việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức để cung cấp cho khách hàng theo nguyên tắc Chất lượng ngay từ nguồn. Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/cung cấp dịch vụ nhờ hợp lý hóa các quá trình tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau. Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình do tồn kho quá mức cần thiết, kể cả tồn kho bán thành phẩm dang dở giữa các công đoạn lẫn thành phẩm. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng thông qua các công cụ hữu ích như duy trì năng suất tổng thể, bố trí sản xuất theo mô hình tế bào. Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt, đồng thời giảm thiểu áp lực lên các nguồn lực đầu vào trước các yêu cầu đa dạng của thị trường thông qua thực hành cân bằng sản xuất mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất. Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo. Khi thời gian sản xuất và thời gian chu trình được cải thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.

  • Chú thích ảnh: 1, 2, 3: Chương trình đào tạo “Quản lý tinh gọn LEAN” tại Cao su Dầu Tiếng.

Việt Quang

(Nguồn: Cẩm nang kiến thức về năng suất chất lượng – Viện Năng suất Việt Nam)

Scroll to Top